Giỏ hàng của bạn trống!
Các loại thuốc kháng sinh trị đường ruột cho tôm HIỆU QUẢ - AN TOÀN
2022-09-07 15:36:19
Các loại thuốc kháng sinh trị đường ruột cho tôm
HIỆU QUẢ - AN TOÀN
Các bệnh trên tôm ngày càng phức tạp, điều này làm cho nhiều hộ nuôi thủy sản gặp không ít khó khăn, trong đó bệnh đường ruột là bệnh thường gặp phải trên tôm. Để giúp bà con có được ao tôm đạt năng suất và sạch mầm bệnh, Thuốc Giá Kho xin chia sẻ tới bà con các loại thuốc kháng sinh trị đường ruột cho tôm HIỆU QUẢ - AN TOÀN, được đông đảo bà con chăn nuôi tin dùng.
1. Tổng quan về bệnh đường ruột ở tôm?
1.1 Nguyên nhân tôm bị bệnh đường ruột
Đường ruột ở tôm có cấu tạo khá đơn giản, sức đề kháng kém nên chúng rất dễ mẫn cảm với các mầm bệnh. Theo khảo sát từ các hộ nuôi thủy sản lâu năm cho biết, những bệnh nhiễm khuẩn đường ruột phổ biến nhất ở tôm là phân trắng, phân đứt khúc, loãng ruột, viêm đường ruột, …
Các loại vi khuẩn thường gây bệnh đường ruột ở tôm là:
+ Vi khuẩn Vibrio Vulnificus (khuẩn lạc này có màu xanh lam trên môi trường ChromAga Vibrio)
+ Vi khuẩn Vibrio Aginoliticus (khuẩn lạc này có màu trắng nhạt hơi đục trên môi trường ChromAga Vibrio)
1.2 Dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh đường ruột
Để có thể phát hiện bệnh đường ruột ở tôm sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, dưới đây là một số biểu hiện cơ bản mà bà con cần nắm được:
- Tôm chán ăn, bơi lờ đờ kèm theo tình trạng chậm lớn.
- Tôm bị đứt quãng ở phần ruột, có xu hướng bơi dạt vào mé bờ.
- Tôm cảm thấy sợ hãi khi có tiếng động lớn hoặc ánh sáng mạnh.
- Xuất hiện đốm trắng ở phần cuối đuôi tôm.
- Với những con tôm bị mắc bệnh đường ruột, càng ăn nhiều thì càng chết nhanh và hiện tượng chết sẽ xảy ra khoảng 2-3 ngày sau đó.
2. Kháng sinh trị đường ruột cho tôm HIỆU QUẢ - AN TOÀN
2.1 Kháng sinh Cefotaxime cho tôm – trị bệnh hoại tử gan, tụy
Các bệnh đường ruột ở tôm như phân trắng, hoại tử gan tụy, .. thì bà con nên sử dụng kháng sinh cefotaxime cho tôm để điều trị tận gốc. Dưới đây là thông tin chi tiết về kháng sinh Cefotaxim.
Thành phần của thuốc kháng sinh Cefotaxime
- Thành phần: Cefotaxime Sodium
- Đặc trưng của sản phẩm: Dạng bột mịn
- Màu sắc: Trắng ngà
- Quy cách đóng gói: 1kg/lon (1 thùng có 2 lon)
- Nguồn gốc: Ấn Độ
Công dụng của thuốc kháng sinh Cefotaxime
Thuốc kháng sinh Cefotaxime cho tôm được các hộ nuôi thủy sản trên khắp cả nước tin tưởng sử dụng để điều trị các bệnh:
- Tôm có tình trạng bơi lờ đờ, bị hoại tử gan tụy, vỏ mềm, loãng ruột.
- Tôm bị phân trắng và mòn phụ bộ.
- Trị các bệnh khác do chủng vi khuẩn Vibrio gây ra.
Hình ảnh tôm bị hoại tử
Liều dùng và cách sử dụng thuốc kháng sinh Cefotaxime
Liều dùng:
- Phòng bệnh: 1-2 g/kg thức ăn
- Trị bệnh: 3-4g/kg thức ăn.
Cách dùng:
- Hòa tan 3 lít nước với 20kg thức ăn (theo đúng tiêu chuẩn)
- Đem hỗn hợp kháng sinh vừa hòa tan trộn vào thức ăn của tôm.
Lưu ý khi sử dụng
Phải xử lý môi trường đảm bảo vệ sinh trước khi sử dụng thuốc
Dùng thuốc theo đúng liều lượng hướng dẫn (không tự ý tăng, giảm liều)
Không nên dùng liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn.
2.2 Kháng sinh thủy sản Doxycycline – chuyên trị vi khuẩn gây bệnh đường ruột
Kháng sinh Doxycycline là sự lựa chọn tốt nhất và mang lại hiệu quả nhanh chóng cho bà con khi tôm gặp phải các vấn đề về đường ruột, tiêu chảy, xuất huyết, ...
Vậy, Doxycycline là gì? Là thuốc kháng sinh chuyên trị các tác nhân nhiễm khuẩn do Sraphylococcus spp, Streptococcus spp, E.coli, Mycopsma gây nên các bệnh đường ruột.
Thành phần của kháng sinh Doxycycline
Thành phần: Doxycycline Hyclate
Đặc trưng của sản phẩm: Dạng bột mịn
Màu sắc: Màu vàng
Quy cách: 25kg/thùng
Xuất xứ: nhập khẩu
Kháng sinh Doxycycline trị được các bệnh sau:
- Điều trị các bệnh lở loét, hoại tử gan, đốm đỏ, đốm trắng.
- Điều trị tình trạng xuất huyết ở tôm.
- Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh phân trắng, rụng râu, gãy càng.
Hình ảnh tôm bị bệnh đốm trắng
Liều dùng và cách sử dụng thuốc kháng sinh Doxycycline
Liều dùng:
Phòng bệnh: 1 – 2g/kg thức ăn.
Trị bệnh: 3 – 4g/kg thức ăn.
Cách dùng
Hòa tan thuốc kháng sinh vào cùng thức ăn theo liều lượng chỉ định.
Nên sử dụng thuốc vào lúc nhiệt độ trong ngày còn thấp (khoảng 7-8 giờ sáng), vì thời điểm này tôm sẽ ít bị sốc.
2.3 Kháng sinh thủy sản Philoxim – đặc trị bệnh gan, đường ruột
Philoxim là gì? Là thuốc kháng sinh cho tôm chuyên đặc trị các bệnh hoại tử gan tụy, phân trắng, mòn phụ bộ, …
Thành phần thuốc kháng sinh Philoxim
Thành phần: Cefotaxime
Đặc trưng của sản phẩm: Dạng bột mịn
Màu sắc: Trắng ngà.
Quy cách đóng gói: 100g/Chai – Hộp 12 chai
Xuất xứ: Đức
Công dụng thuốc kháng sinh Philoxim
Khi tôm có những biểu hiện sau thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh thủy sản Philoxim để sạch bệnh và tránh lây lan mầm bệnh càng sớm càng tốt:
+ Tôm bị phân trắng, mòn phụ bộ, hoại tử gan tụy.
+ Tôm bơi lờ đờ, sức khỏe yếu, vỏ mềm, ruột loãng.
Liều dùng các cách sử dụng thuốc kháng sinh Philoxim
Liều dùng
Phòng bệnh: 1 – 2g/kg thức ăn.
Trị bệnh: 3 – 4g/kg thức ăn.
Cách dùng:
Hòa tan 3 lít nước/20kg thức ăn.
Đem hỗn hợp kháng sinh vừa hòa tan được trộn vào thức ăn của tôm.
2.4 Kháng sinh thủy sản Oxytetracycline – phòng và trị các bệnh do khuẩn
Oxytetracycline có lợi trong thủy sản - là sản phẩm rất hiệu quả trong việc đảm bảo sức khỏe cho tôm, đồng thời tăng sức đề kháng để chúng có được sự phát triển toàn diện.
Thành phần thuốc kháng sinh Oxytetracycline
Xuất xứ: Aurobindo ( Ấn Độ).
Thành phần gồm Oxytetracycline: Hydrochloride
Đặc trưng của sản phẩm: dạng bột mịn
Màu sắc: màu vàng
Quy cách: 25kg/ thùng
Công dụng thuốc kháng sinh Oxytetracycline
Kháng sinh Oxytetracycline là sản phẩm chuyên dùng cho thủy sản; phòng và điều trị các bệnh:
+ Tôm thường xuyên gặp phải các vấn đề đường ruột
+ Tôm còi cọc, chậm lớn, tuổi thọ thấp.
+ Tôm sợ ánh sáng mạnh
+ Tôm bị bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra
Liều dùng và cách sử dụng thuốc kháng sinh Oxytetracycline
Liều dùng
Phòng bệnh: Trộn theo tỉ lệ 5 – 7g/kg thức ăn.
Trị bệnh: 10g/kg thức ăn, điều trị liên tục trong 5-7 ngày.
Liều tạt nước thuỷ sản: 1kg/1.000 m3 nước.
Cách dùng:
Hòa thuốc vào nước, 10g/2-5 m3 nước, tạt đều khắp ao.
Sau 24 giờ thay 20 – 30% nước và dùng thuốc thêm 1 đến 2 lần nữa.
3. Một số lưu ý khi sử dụng kháng sinh trong thủy sản
Các hộ nuôi thủy sản nên sử dụng kháng sinh hợp lý, tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh dẫn đến việc nhờn thuốc kháng sinh:
- Nếu chưa thấy biểu hiện của bệnh thì không nên dùng kháng sinh.
- Không nên sốt ruột mà tăng liều dùng kháng sinh để tôm mau khỏi bệnh
- Luôn đảm bảo khâu vô trùng và diệt khuẩn để hạn chế lây lan mầm bệnh.
- Chỉ dùng kháng sinh khi điều trị bệnh do nhiễm vi khuẩn (không dùng điều trị bệnh virus gây ra)
4. Địa chỉ mua kháng sinh thủy sản UY TÍN
Thuốc Giá Kho – đơn vị cung cấp thuốc kháng sinh thủy sản luôn được Quý khách hàng tin tưởng và nhận về nhiều phản hồi tích cực. Thuốc Giá Kho với đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, tận tình; luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm cam kết chất lượng, được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép sử dụng trong thủy sản và nuôi tôm.
Hãy liên hệ với Thuốc Giá Kho theo 2 cách sau để được cầm trên tay những loại kháng sinh tốt nhất cho thủy sản tôm cá cua ốc và thủy sản khâc
+ Hotline: 0944 638 863
+ Truy cập vào website: https://thuocgiakho.com/
5. Lời kết
Mong rằng, những chia sẻ trên của Thuốc Giá Kho đã giúp các hộ nuôi thủy sản biết cách phòng, trị bệnh đường ruột ở tôm và có thêm gợi ý về địa chỉ mua thuốc kháng sinh thủy sản chất lượng. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu, đảm bảo được nguồn kinh tế ổn định!
Không có bình luận nào cho bài viết.