Tôm bị chết, rớt đáy: Nguyên nhân và cách xử lý

2022-09-13 08:52:11

Khởi nghiệp kinh doanh thủy sản, ai cũng vậy thôi, đều muốn mình thành công và có thể phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi tôm lại gặp phải hiện tượng tôm bị rớt đáy – vấn đề này làm năng suất ao tôm giảm sút và khiến bà con phải đau đầu với nguy cơ có thể lỗ vốn. Vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì và cách xử lý tôm bị rớt đáy như thế nào để ao tôm đạt năng suất cao? Thuốc Gia Kho sẽ giải đáp giúp bà con qua nội dung dưới đây.

tom-bi-rot-day 

Tình trạng tôm bị rớt đáy

1. Nguyên nhân tôm bị rớt đáy

Tôm bị rớt đáy do một số những yếu tố sau đây:

- Môi trường nước ao nuôi tôm bị ô nhiễm: ảnh hướng đến vòng đời phát triển của tôm hoặc có thể gây nên các bệnh: cong thân, đục cơ, … dẫn đến việc tôm bị rớt đấy.

- Sự thay đổi môi trường nước: độ pH, độ kiềm thay đổi không đạt tiêu chuẩn cũng khiến tôm rớt đất

- Tôm gặp môi trường khuẩn thuận lợi: Trong ao nuôi tôm chứa nhiều hàm lượng khí độc NH3, NO2

- Ao nuôi tôm thiếu oxy: Khi tôm lột xác cần cung cấp rất nhiều oxy để thở, nếu ao tôm không đảm bảo đủ oxy trong quá trình này thì tôm rất có khả năng bị chết.

- Mật độ nuôi tôm quá dày: Khi tôm vừa lột xác, cơ thịt còn mềm và sức khỏe yếu chưa kịp hấp thụ khoáng từ môi trường bên ngoài để vỏ cứng hơn thì con này đam con kia, dẫn đến tình trạng chết.

- Chất lượng thức ăn kém: Tôm không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho quá trình sinh trường dẫn đến còi cọc, thiết chất, dễ nhiễm bệnh và rớt đáy.

2. Hướng dẫn cách xử lý tôm rớt đáy nhanh chóng

Tình trạng tôm chết rải rác cần được khắc phục kịp thời để cứu vãn năng suất vụ mùa. Bà con cần nắm được một số cách xử lý dưới đây để phòng ngừa và khắc phục tình trạng tôm bị chết sớm, rớt đáy trong suốt quá trình nuôi tôm.

Làm sạch ao tôm, ổn định chất lượng nước

Có thể sử dụng men vi sinh để xử lý nước ao nuôi. Và cần bố trí đủ quạt sục khí và đặt chúng ở vị trí thích hợp nhằm giúp nước trong ao nuôi chảy liên tục và phân bổ đồng đều.

Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu chất lượng nước

Chỉ tiêu chất lượng nước như độ pH, kiềm, oxy, khí độc, … bà con cần đặc biệt chú ý và quan tâm để có biện pháp xử lý kịp thời trước khi xảy ra tình trạng tôm rớt đáy.

Nuôi tôm với mật độ vừa phải

Thả tôm với mật độ dày khiến chúng thiếu không gian phát triển, khả năng lột xác bị hạn chế, từ đó dẫn đến tình trạng tôm rớt đáy. Bà con nên thả tôm với mật độ vừa phải, được các chuyên gia lĩnh vực thủy sản khuyến khích như sau:

+ Đối với ao có lót bạt: 100 – 150 con/m2

+ Đối với ao đất: 60 – 80 con/m2

Ao nuôi tôm có bạt

Có chế độ ăn phù hợp và thức ăn là nguồn chất lượng

Thức ăn chính hãng, chất lượng giúp tôm được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển. Có sức khỏe tốt, tôm sẽ tránh được các bị nhiễm bệnh do ô nhiễm nguồn nước từ thức ăn dư thừa còn đọng lại dưới đáy ao.

Bổ sung khoáng tạt hoặc men vi sinh cho tôm

Tùy vào tình trạng nước mà bổ sung khoáng cho phù hợp. Có thể là bổ sung Khoáng Vàng hoặc Khoáng Bạc.

Ví dụ, tôm trong giai đoạn lột xác cần bổ sung khoáng vào ban đêm từ 10-12 giờ. Như vậy sẽ đảm bảo cho quá trình tôm lột vỏ được tăng trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao (đối với môi trường nước mặn).

 khang-vang (1) 

Khoáng Vàng cho tôm

Khoang-Bac 

Khoáng Bạc cho tôm

3. Lời kết

Mong rằng, bài viết trên sẽ giúp cho bà con có được câu trả lời về tình trạng tôm bị rớt đáy. Để được tư vấn chi tiết hơn về cách xử lý tôm rớt đáy, tôm chết không rõ nguyên nhân chuẩn theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản hay các bệnh thường gặp ở tôm, xin hãy liên hệ ngay với Thuốc Gia Kho theo Hotline: 0944638863 để được tư vấn chi tiết!

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: